Liệu pháp màu sắc có tác động ra sao trong nội thất kiến trúc tân cổ điển và hiện đại

Một điều rất thú vị ở Kiến trúc hiện đại so với kiến trúc Tân cổ điển đó chính là đôi khi các kiến trúc sư có thể ngẫu hứng sáng tạo phối trộn màu sắc tùy ý mà không bó buộc trong khuôn phép nào. Vì thế liệu pháp màu sắc thường được ứng dụng triệt để vào lại hiệu quả thị giác, tác động lên người sử dụng và mang lại hiệu suất về công năng cho công trình sử dụng.

Liệu pháp màu sắc đã được ứng dụng như thế nào?

Không chỉ riêng các ngành thiết kế hay duy mỹ thì màu sắc mới đóng vai trò quan trọng. Màu sắc là yếu tố tồn tại xung quanh chúng ta, mang đến một thế giới đa chiều, nhiều màu sắc và vô cùng sinh động. Không chỉ là để phân biệt sự vật, sự việc, màu sắc còn có tác động nhất định lên tâm sinh lý của mỗi người trong chúng ta.

Não người nhận biết màu sắc ra sao?

Theo nghiên cứu khoa học, não chúng ta có thể nhận biết sự khác biệt giữa hàng triệu màu sắc khác nhau thế nhưng lại luôn thiên về những màu sắc cơ bản. Đây được xem là một phản ứng bình thường khi phải đối mặt với quả nhiều màu sắc, não có xu hướng liên tưởng màu sắc đó với những màu sắc nguyên bản.

Chẳng hạn như hình trên, trong bức ảnh có nhiều màu sắc với các sắc độ khác nhau. Nhưng não chúng ta chỉ nhận diện nhanh và rõ ràng nhất đối với màu đỏ và trắng, hay còn gọi là tone đỏ và trắng. Điều này không có nghĩa là não không có khả năng phân biệt sắc độ, mà là não đang cố gắng tổng kết đưa ra thông tin đơn giản và dễ ghi nhớ nhất.

Sự ảnh hưởng của tâm lý học màu sắc đối với con người

Liệu pháp màu sắc – hay còn gọi là tâm lý học màu sắc được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ngoài kiến trúc như thiết kế bao bì, thiết kế website, thiết kế thời trang, y tế,… Với mỗi lĩnh vực khác nhau, màu sắc lại đóng vai trò riêng biệt, được chọn lựa dựa trên nhu cầu khách hàng hoặc mục đích của nhà sản xuất/ người bán/…

Có một điều rất rõ ràng rằng, chúng ta luôn “thấy” màu của một vật trước khi nhận biết chi tiết hơn về đường nét, chi tiết,… của nó. Vì thế đối với bất kỳ lĩnh vực hay ngành hàng nào, nếu sản phẩm được chú trọng đầu tư ngoại hình, thì màu sắc luôn là yếu tố mà chúng ta cần cân nhắc lựa chọn đầu tiên. Việc một vật thể mang màu sắc nào thì cũng phần nào thể hiện ý đồ của người thiết kế tạo ra nó.

Ứng dụng tâm lý học màu sắc trong thiết kế kiến trúc

Màu sắc sử dụng trong không gian kiến trúc không đơn thuần chỉ để trang trí mà đều hướng đến những mục đích nhất định. Màu sắc là sự nhận thức đầy cảm tính, có tác động đến sự liên tưởng, hình dung và cảm xúc của người nhìn. Điều này đã được khoa học chứng minh bằng hàng loạt nghiên cứu từ tâm lý học, tâm lý học kiến trúc, tâm lý học màu sắc, công thái học thị giác,…

Người thiết kế cần cân nhắc chọn lựa màu sắc có tác động tích cực đến cảm xúc và phù hợp với hoàn cảnh sử dụng, tối đa hóa lợi ích của người sử dụng. Trong một số công trình chức năng, yếu tố này thật sự rất quan trọng, chẳng hạn bệnh viện tâm thần, cơ sở giáo dục, nhà dưỡng lão, trại cải tạo, nhà công nghiệp,…

Mỗi màu sắc đều ngầm ẩn chứa một thông điệp riêng, có thể ngay lập tức mang đến bầu không khí đặc trưng cho không gian mang màu sắc đó. Không như các phong cách kiến trúc khác nhau, màu sắc được xem là ngôn ngữ quốc tế về mỹ học khi mọi dân tộc, mọi giới tính và lứa tuổi đều có sự cảm thụ tương tự nhau về màu sắc. Không phải tất cả mọi người đều có sự phản ứng giống nhau với mỗi màu sắc nhưng trên thực tế, đại đa số chúng ta đều có những phản ứng tâm lý rõ rệt với những gam màu cơ bản. Sau đây là một số gam màu phổ biến hiện nay và “tính cách” của chúng, mỗi sắc màu đều có 2 mặt trong “tính cách”, mang lại đồng thời cảm giác tích cực và tiêu cực tùy thuộc cách thức sử dụng của người thiết kế..

Màu đỏ

Màu đỏ có đặc trưng là tiêu điểm tự nhiên nằm phía sau võng mạc. Vì thế chúng ta sẽ luôn thấy màu đỏ ở gần mình hơn thực tế. Mỗi khi nhìn vào màu đỏ, mắt chúng ta sẽ tự động điều chỉnh tiêu điểm phù hợp. Sắc đỏ có sự tương đồng với máu, do đó màu sắc này gợi cảm giác năng động, tràn trề sinh lực, mạnh mẽ và ấm áp mang đến sự kích thích và hưng phấn nhất định cho người nhìn. Trái lái, màu đỏ cũng đồng thời có thể gây ra cảm giác bi tráng, khốc liệt và cuồng nộ.

Đồ nội thất gỗ tông màu đỏ trên nền trắng mang lại không gian đầy sức sống, toát lên vẻ đẹp của chất liệu tự nhiên (Ảnh: công trình do Hoàng Gia Nội Thất thi công)

Đặc điểm

  • Sử dụng làm trần: Phần trần màu đỏ sẽ mang lại cảm giác áp bức nặng nề nếu đó là một mảng đỏ thuần chói mắt.
  • Sử dụng làm sàn: sàn màu đỏ mang đến cảm giác cảnh báo, hối thúc khiến người sử dụng có phần thận trọng hơn.
  • Sử dụng làm tường: Mang đến cảm giác khiêu khích và tấn công nếu sử dụng cho không gian bên trong. Trong một số trường hợp có thể sử dụng cho không gian bên ngoài để làm điểm nhấn.

Ứng dụng

Màu đỏ rất hiếm khi được sử dụng cho nội thất công trình nhà ở, trừ trường hợp kiến trúc sư và chủ nhà cùng thỏa thuận một dụng ý đặc biệt.

Hầu hết được sử dụng cho công trình công cộng mang tính cộng đồng ở phần nội thất và ngoại thất. Lúc này màu đỏ mang lại cảm giác ấm áp và tươi mới cho người nhìn, tạo ra bầu không khí sôi nổi và sự bắt mắt. Một số công trình thường được lựa chọn màu đỏ cho nội thất như: quán bar, nhà hát, nhà thiếu nhi,…

Cung Văn Hóa lao động hữu nghị Việt Xô – Hà Nội sử dụng toàn bộ ghế ngồi màu đỏ tạo ra không khí hân hoan, ấm áp

Màu cam

So với màu đỏ, màu cam có phần ít “gay gắt” hơn. Nếu sắc độ không đủ mạnh, màu cam có thể tạo ra cảm giác thiếu sức sống. Về mặt tích cực, màu cam đem lại cảm giác vui tươi, sôi nổi, hướng ngoại và sự kích thích đồng thời cổ vũ.

Đặc điểm

  • Màu cam cho tường: tạo cảm giác bừng sáng và ấm cúng cho không gian, kích thích dạ dày và trí nào của con người.
  • Sử dụng màu cam cho sàn: kích thích các chuyển động trong không gian.
  • Sử dụng màu cam cho trần nhà: tạo sự kích thích tâm lý và gây chú ý

Ứng dụng

So với màu đỏ, màu cam dường như có phần dễ tính hơn khi được ưu tiên sử dụng trong nội thất và ngoại thất. Màu cam dễ dàng được sử dụng ở bất kỳ thể loại công trình nào, trừ những công trình mang tính đặc thù (quân đội, y tế, pháp luật,…).

Các kiến trúc sư rất yêu thích sử dụng màu cam cho các công trình hoặc không gian phục vụ nhu cầu ăn uống vì màu sắc này trực tiếp tác động đến tâm lý về việc ăn uống của con người. Những nhà hàng với sắc cam dịu ngọt luôn mang lại cảm giác thoải mái và kích thích thèm ăn, những gian bếp

 

Phòng bếp và phòng ăn thường được ưu tiên sử dụng tông màu cam nhờ tác dụng kích thích ăn uống ngon miệng

Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế, thi công tủ bếp tân cổ điển, vui lòng xem ngay 35+ mẫu tủ bếp tân cổ điển đẹp, mới nhất 2020

Màu vàng

Màu vàng là màu sắc được liên tưởng trực tiếp đến màu ánh nắng mặt trời chan hòa và tỏa rạng. Ngoài sắc màu vui tươi, màu vàng còn mang đến cảm giác ấm áp và tích cực cho mọi người. So với các màu sắc khác, các không gian mang màu vàng luôn đem lại cảm giác gợi mở, nhiều năng lượng.

Màu vàng còn là màu của kim loại quý, tạo sự liên tưởng trực tiếp đến sự xa hoa giàu sang. Vì thế màu sắc trang phục của hoàng gia cũng là màu vàng. Trong kiến trúc, màu vàng gần như là màu sắc được ứng dụng rộng rãi và đa dạng nhất.

Đặc điểm

  • Màu vàng dùng cho tường: những mảng tường màu vàng sáng luôn làm bừng sáng nhẹ nhàng cho không gian, mang đến niềm vui cho tâm trạng một cách tự nhiên. Nhưng nếu sử dụng màu vàng với sắc độ quá mạnh gây chói mắt thì sẽ tạo ra phản ứng ngược cho tâm lý.
  • Màu vàng dùng cho trần nhà: Ánh sáng vàng tỏa từ trên cao hoặc ánh sáng phản chiếu từ màu vàng của trần nhà đem lại cảm giác yên tâm, ấm áp tự nhiên.
  • Sử dụng sàn màu vàng: tạo ra không gian năng động, kích thích mọi người chuyển động nhiều hơn.

Ứng dụng

Nhìn chung màu vàng là màu sắc có tính ứng dụng cao nhất trong các màu gốc. Dù dùng làm màu sắc chủ đạo hay làm điểm nhấn, màu vàng cũng phát huy được tối đa ưu điểm của mình.

Chẳng hạn đối với việc trang trí nội thất tân cổ điển, màu vàng sẽ đem lại vẻ sang trọng xa hoa với sắc thái vô cùng nhẹ nhàng.

Không gian phòng khách Tân cổ điển với sắc vàng đồng chủ đạo mang đến không gian mang hơi thở vương giả tự nhiên

Màu xanh lam

Màu xanh lam mang lại cảm giác trong trẻo, mềm mại, tươi mát và thư giãn. Thay vì khiến máu trong huyết quản chảy nhanh hơn như màu đỏ, màu xanh lại giúp chúng ta cảm giác sống chậm và tĩnh lại, giúp giảm huyết áp và nhịp tim của một người.

Mặt tích cực mà màu xanh lam mang lại là cảm giác an toàn, thoải mái, yên bình, thư giãn. Nhưng xét trên góc độ nào đó, thì đây cũng là sắc màu lạnh lẽo của nước, sử dụng quá nhiều màu xanh không có lợi cho tâm lý mà còn mang đến cảm giác lạnh lùng và cô lập.

Đặc điểm

  • Màu xanh lam sử dụng cho trần: Nếu sử dụng màu xanh sáng và nhạt sẽ khiến tổng thể không gian trở nên bay bổng, mát mẻ, giảm đi sự khô cứng của tường gạch, bê tông,… Nhưng nếu người thiết kế sử dụng sắc độ tối sẽ tạo cảm giác áp bức, nặng nề và u uất.
  • Màu xanh lam cho tường: Màu xanh sắc độ tối sử dụng cho tường khiến không gian dường như sâu hơn (như nước trong đại dương, vùng nước càng tối lại càng sâu), có thể ứng dụng với các không gian nhỏ. Còn đối với tường màu xanh sáng, không gian có cảm giác như mở rộng và bay bổng hơn.
  • Màu xanh lam cho sàn: Sử dụng màu xanh cho sàn nhà tạo không gian bay bổng và mát mẻ.

Ứng dụng

Màu xanh lam vốn là sắc màu được yêu thích của nhiều phong cách kiến trúc, nhất là ở xứ nhiệt đới nhờ cảm giác mát mẻ mà màu sắc này đem lại. Không chỉ kiến trúc hiện đại mà kiến trúc Tân cổ điển cũng có sự xuất hiện của sắc xanh lam từ trần, tường, thảm trải sàn,… cho đến các vật dụng trang trí sang trọng.

Trần nhà được trang trí bằng màu xanh da trời, mang đến cảm giác nhẹ nhàng bay bổng, cân bằng với đồ nội thất chi tiết và có phần hơi nặng nề

Màu xanh lá cây

Trái ngược với màu đỏ, màu xanh lá có tiêu điểm tự nhiên rơi đúng vào võng mạc. Vì thế đối với mắt người, đây là màu sắc dễ chịu nhất. Màu xanh gợi cảm hứng thiên nhiên mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng là màu sắc của nấm mốc và các loại bệnh. Đối với những công trình hiện đại chủ yếu bằng vật liệu bê tông, thép,…với các mảng tường trắng, đen, xám,… có phần đơn điệu lạnh lẽo, người thiết kế sẽ thường bổ sung các mảng cây xanh để tạo cảm giác cân bằng và thư thái.

Đặc điểm

  • Màu xanh lá cho trần: tạo sự liên tưởng tới cảm giác của tán cây bao phủ. Tuy màu xanh lá tạo cảm giác dịu mắt nhưng đồng thời cũng dễ gây ra cảm giác tù túng nếu sử dụng với sắc độ quá mạnh và tông màu tối.
  • Sử dụng tường màu xanh: Khác với màu xanh cho trần, màu xanh trên tường mang lại cảm giác dịu mát, an yên, sự chữa lành. Nhưng hãy cẩn thận lựa chọn đúng sắc độ khi sử dụng, bởi nếu sử dụng tông màu với sắc độ không phù hợp sẽ làm người nhìn liên tưởng đến rêu mốc.
  • Màu xanh cho sàn: mang lại cảm giác mát mẻ, mềm mại (liên tưởng đến bãi cỏ màu xanh)

Ứng dụng

Tương tự với màu vàng, màu xanh lá cây có tính ứng dụng rộng rãi và đa dạng công trình trong cả nội thất lẫn ngoại thất. Một số công trình đưa trực tiếp màu xanh vào nội thất hoặc các cấu kiện của công trình, một số công trình khác bổ sung màu xanh bằng các loại thực vật.

Để mang lại hiệu quả tốt nhất cho không gian, vấn đề không chỉ nằm ở sự lựa chọn màu sắc mà còn là cách phối trộn giữa các màu sắc theo tỉ lệ, sắc độ phù hợp. Chưa kể đến đường nét và chi tiết, chỉ riêng sự lựa chọn màu sắc thích hợp là có thể tạo ra nét cổ điển hoặc hiện đại cho công trình.

Với đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm thiết kế đa dạng phong cách từ tân cổ điển đến hiện đại, Hoàng Gia Nội Thất chuyên cung cấp các giải pháp thiết kế phù hợp nhất với nhu cầu của chủ đầu tư. Để có được công trình có nội thất ưng ý nhất, hãy liên hệ ngay với đội ngũ thiết kế và tư vấn của chúng tôi!

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT NỘI THẤT HOÀNG GIA

  • Địa chỉ: 106 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Xưởng sản xuất: Thanh Trì ​- Hà​ Nội.
  • Email: hoanggianoithat.vn@gmail.com
  • Hotline: 0965 13 68 68
  • Website: hoanggianoithat.vn

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

Rate this post
Call Now Button