Nội thất phong cách Đông Dương (Indochine) ở Việt Nam vốn dĩ không phải nguyên bản (L’Indochine Française) mà đã được thay đổi và biến tấu, đưa vào các yếu tố thuần Việt. Trong phong cách này ở Việt Nam, các yếu tố thuần Việt đóng vai trò đại diện cho vẻ đẹp phương Đông, pha trộn với nét đẹp lãng mạn của phương Tây, tổng hòa để tạo nên vẻ đẹp độc đáo của phong cách này trong nền kiến trúc Việt Nam.
Phong cách này đã gắn bó với một giai đoạn lịch sử của người Việt, ghi dấu vào kho tàng kiến trúc theo dòng lịch sử dân tộc, là một trong những nét đặc trưng cho giai cấp tư sản. Không chỉ là một phong cách kiến trúc đơn thuần, đó còn là chứng nhân lịch sử, văn hóa, tiềm thức của người Việt Nam khi nhìn lại một thời quá khứ. Đến nay, tuy phong cách Đông Dương không còn đóng vai trò chủ đạo nhưng vẫn chiếm được sự yêu thích đặc biệt từ nhiều chủ nhà yêu mến nét đẹp hoài cổ, sang trọng.
Phong cách nội thất Đông Dương bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
Indochina là một thuật nữ mang đậm dấu ấn địa lý, chỉ khu vực nằm ở giữa Trung Quốc và Ấn Độ, xuất hiện từ đầu thế kỷ XIX vào năm 1887. Khi thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa, họ sử dụng khái niệm vùng Đông Dương thuộc Pháp (French Indochina) để chỉ các nước mà mình cai trị. Trong đó có Việt Nam, Lào, Campuchia và Quảng Đông (Guangdong – một tỉnh của Trung Quốc).
Trong 83 năm Pháp thuộc, người Pháp đã để lại rất nhiều dấu ấn văn hóa của mình tại xứ “An Nam”, đậm nét nhất trong số đó chính là kiến trúc. Thế nhưng cũng như ẩm thực, điều lý thú nhất trong sự du nhập văn hóa này chính là ngay khi người Việt “cho phép” nền văn hóa phương Tây du nhập, thì họ cũng tùy thời mà biến cái văn hóa ấy thành của mình. Chẳng hạn món bánh mì baguette của Pháp đã được người Việt cải biên thành món ăn đường phố nổi tiếng thế giới – bánh mì Việt Nam. Vì thế không hề khó hiểu khi phong cách Indochine ở Việt Nam hoàn toàn mang màu sắc riêng biệt với các nước Đông Dương khác. Để ghi dấu một thời đại đã qua, không có gì rõ nét như việc nhìn vào những công trình kiến trúc. Chúng ta đứng ở đó, mọc lên từ hơn trăm năm trước, im lìm chứng kiến mọi thay đổi của thời đại, ẩn dấu trong mình nhiều giai thoại bất hủ. Để rồi khi con người của bất kỳ thời đại nào về sau muốn nhìn lại, chúng sẽ dùng mọi đặc trưng để kể câu chuyện của riêng mình.
Hiện nay, rất nhiều công trình đậm chất Indochine vẫn còn nguyên vẹn từ thời Pháp ở các thành phố lâu đời như Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh,… Vẻ đẹp của kiến trúc Indochine không hề chìm vào quên lãng theo thời gian trôi mà chúng luôn luôn ở đó, sống lại qua từng tác phẩm nghệ thuật từ phim, ảnh,… đến việc phổ biến một lần nữa phong cách này trong thời hiện đại.
Nội thất Đông Dương làm nên “bản sắc” thời đại cho các bộ phim Việt
Không chỉ trong đời sống mà trong môn nghệ thuật thứ 7, vẻ đẹp của phong cách nội thất Đông Dương vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Những bộ phim tái hiện lại những câu chuyện trong bối cảnh thời Pháp thuộc đều có một chất liệu, cái nền, đó chính là cảnh sắc kiến trúc mang đậm chất Đông Dương. Tuy đây không phải là yếu tố chính để làm nên thành công cho các bộ phim, thế nhưng để tái hiện hoàn hảo thì đây chính là yếu tôi không thể thiếu. Không ít bộ phim vì không có sự đầu tư tỉ mỉ cho bối cảnh, “làm không tới” mà vô tình khiến người xem hẫng hụt đi ít nhiều. Bối cảnh quay phim là nơi thông qua đó để chúng ta hồi tưởng quá khứ một cách chân thực nhất. Nhờ trên nền chất liệu đó, con người trong phim được ngược dòng thời gian, đem mình hóa thân vào người của thời đại trước. Sự nhất quán ấy khiến cho bộ phim lột tả được chính xác nhất thông điệp thời đại mà biên kịch và đạo diễn muốn truyền đạt. Sau đây là một vài nội cảnh mang phong cách Đông Dương thể hiện qua những bộ phim Việt.
Mùi đu đủ xanh (1993)
Mùi đu đủ xanh là bộ phim Việt đầu tiên được đề cử giải Oscar ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài vào năm 1993. Bộ phim này được quay hoàn toàn tại Pháp, được làm bởi đạo diễn Trần Anh Hùng – người Pháp gốc Việt. Với một bộ phim Việt, làm về người Việt nhưng lại quay hoàn toàn ở Pháp, điều gì khiến phim thuyết phục được cả người Việt lẫn người nước ngoài khi xem? Đó chính là bối cảnh kiến trúc đậm chất Việt Nam. Từ những con phố mang chất Việt cổ xưa đến ngôi nhà đậm chất Đông Dương, nơi mối tình của chàng trai và cô gái phát triển. Tất cả những không gian ấy đã khiến cho một bộ phim được làm bởi người Pháp trên đất Pháp mang “chất Việt” hơn bao giờ hết.
Thông qua những thước phim ít thoại, một mảnh ký ức Sài Gòn xưa hiện về. Để mà qua đó, những thế hệ sau chúng ta có thể tấm tắc “À hóa ra Sài Gòn đã từng như thế”.
L’Amant (1992) – Người tình
Nổi tiếng không kém Mùi đu đủ xanh chính là bộ phim Người tình – L’Amant, sản xuất bởi hãng Cinematic Hongkong và Liên hiệp điện ảnh băng từ TP HCM, được chuyển thể bởi đạo diễn Jean-Jacques Annaud từ tiểu thuyết cùng tên do nữ văn sĩ người Pháp Marguerite Duras sáng tác.
Người tình là tên bản được công chiếu tại Việt Nam – quốc gia đầu tiên được xem bộ phim nổi tiếng này. Bộ phim nói về tình yêu của gã công tử người Việt gốc Hoa và cô thiếu nữ người Pháp. Bối cảnh nơi diễn ra thứ tình yêu khó hiểu nhưng nồng cháy giữa họ là một căn phòng pha đậm lối kiến trúc của người Hoa dưới vỏ bọc phương Tây. Phong cách Đông Dương của căn phòng ấy đã trở thành bối cảnh phim vô cùng “ciné”. Để khi khán giả đã xem xong bộ phim ấy rồi, khung cảnh lãng mạn trong không gian kiến trúc phong cách Đông Dương ấy cứ vương vấn mãi.
Được biết rằng, không gian tình yêu trong bộ phim ấy cũng chính là nơi mà người nữ văn sĩ đã lấy cảm hứng để viết nên câu chuyện tình xuyên biên giới này. Cảnh quay trong căn nhà cổ ấy, chính là nhà cổ có tuổi đời hơn 100 năm của ông Huỳnh Thủy Lê – người tình đầu tiên của nữ tác giả Marguerite Duras.
Ngôi nhà cổ vốn là được ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của Huỳnh Thủy Lê) – một thương gia giàu có người Hoa xây dựng vào 1985 ở ven sông Sa Đéc. Nguyên thủy đây là ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống Tây Nam Bộ với nhiều yếu tố phương Đông như sử dụng vật liệu gỗ, mái nhà lợp ngói âm dương,…Nhưng đến năm 1917, ngôi nhà đã được trùng tu theo hơi hướng một biệt thự kiểu Pháp. Sự hài hòa giữa Đông Tây kết hợp, tình cờ đã tạo nên một phong cách Đông Dương vô cùng độc đáo. Cộng hưởng với hơi thở cổ xưa qua nhiều thế hệ, không gian kiến trúc của căn nhà quả là có một không hai. Chính vì sự đặc biệt của không gian kiến trúc đó, bối cảnh phim cứ diễn ra như nó vốn đã là như vậy, không khiên cưỡng, không tô vẽ, chỉ đơn giản để nhân vật tìm về đúng những gì mà tác giả đã kiến tạo nên.
Người bất tử (2018)
Góp mặt trong danh sách này là một bộ phim điện ảnh vừa được công chiếu vào năm 2018 – Người bất tử. Tương tự như những bộ phim lấy bối cảnh thời Pháp thuộc khác, Người bất tử mượn không gian kiến trúc Đông Dương để làm nổi bật lên sự xa hoa hưởng thụ của giới tư sản, được xem là tầng lớp thượng lưu thời bấy giờ.
Hầu hết các phân cảnh của bộ phim đều được quay trong các công trình mang đậm phong cách Đông Dương của thời đại ấy. Từ cảnh ăn chơi chè chén của giới quý tộc, cảnh sinh hoạt trong ngôi nhà của nhân vật chính,… đều thể hiện một thời kỳ sống vương giả đỉnh cao của nhân vật. Nhân vật chính được khắc họa là người sống qua nhiều kiếp, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau. Vì thế nhờ có không gian, bối cảnh kiến trúc được khắc họa chân thực và đậm nét khiến người xem không hề bị nhầm lẫn giữa các sự kiện quá khứ và hiện đại.
Phải nói rằng, trong bộ phim này, cái khiến chúng ta cảm nhận được sự kỳ bí thì bối cảnh phim đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ những chi tiết trong bối cảnh, khiến bộ phim dù có ít thoại vẫn lột tả lên được nhiều thông điệp ngầm mà người làm phim muốn truyền tải. So với tác phẩm Người tình mang chất kiến trúc Trung Hoa, hay Mùi đu đủ xanh dưới góc nhìn của người Pháp, thì lối kiến trúc trong Người bất tử mang nhiều nét thuần Việt, đặc trưng cho kiến trúc Indochine ở miền Nam Việt Nam hơn.
Mộng phù hoa (2018)
Mộng Phù Hoa là bộ phim khắc họa bức tranh xã hội Sài Gòn những năm 1930 – 1940 thông qua cuộc đời cô Ba Trà – cô đào nổi tiếng nhất Nam Kỳ lục tỉnh thời bấy giờ. So với 3 bộ phim điện ảnh ở trên, Mộng phù hoa là một bộ phim truyền hình nên việc đầu tư cho bối cảnh không quá long trọng. Thế nhưng xuyên suốt bộ phim, chúng ta vẫn thấy được không gian kiến trúc đậm phong cách Đông Dương, thể hiện phần nào chất “phù hoa” làm mờ mắt những cô gái trẻ miền Tây lên Sài Gòn lập nghiệp. Không gian góp phần dẫn dắt người xem và mạch phim đi từ cảm xúc này sang cảm xúc khác.
Tuy là một nội thất phong cách Đông Dương ra đời từ thế kỷ 19, nhưng chưa bao giờ mai một. Thậm chí hiện nay người yêu thích phong cách có chút gì đó hoài niệm này lại ngày một nhiều. Để thưởng thức phong cách này, không chỉ cần có kinh tế mà còn cần có gout thưởng thức.
Để sở hữu cho mình một căn hộ mang đậm phong cách Đông Dương vương giả, hãy liên hệ ngay với đội ngũ thi công và thiết kế của Hoàng Gia Nội Thất, chúng tôi luôn sẵn lòng mang đến những sản phẩm chất lượng nhất để làm hài lòng khách hàng.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT NỘI THẤT HOÀNG GIA
- Địa chỉ: 106 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Xưởng sản xuất: Thanh Trì - Hà Nội.
- Email: hoanggianoithat.vn@gmail.com
- Hotline: 0965 13 68 68
- Website: hoanggianoithat.vn
Xem thêm các bài viết hay khác: