Kiến trúc tân cổ điển: Áng mây mang màu ráng chiều huy hoàng của quá khứ

Kiến trúc Tân cổ điển ở Việt Nam là phong cách mang vẻ đẹp cổ điển thực thụ hay chỉ là những chiếc vỏ hào nhoáng đã tam sao thất bản? Hãy cùng Hoàng gia nội thất đi tìm hiểu sâu hơn về phong cách này nhé!

Tân cổ điển được gắn mác phong cách “nhà giàu”?

Ở Việt Nam hiện nay, nhắc tới phong cách Tân cổ điển hiển nhiên ai cũng ngầm hiểu đây là phong cách chỉ dành cho những người có tiền hoặc giới thượng lưu. Chính vì những đòi hỏi nhất định trong chất liệu và phẩm cấp của đồ nội thất với mức giá tương ứng đi kèm khiến cho phong cách này được gắn mác “thượng lưu”. Điều này đồng nghĩa với việc phong cách này không được biết đến và sử dụng bởi số đông mà chỉ là một số ít gia đình có điều kiện và thật sự yêu thích phong cách này.

Biệt thự cổ số 110 – 112 Võ Văn Tần, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh mang hơi hướng Tân cổ điển đã được địa phương hóa

Trước khi được du nhập và phổ biến ở Việt Nam, đứa con Tân cổ điển đã xuất hiện ở châu Âu từ thế kỉ XVIII. Với “quốc tịch” châu Âu, nên có rất nhiều người cho rằng phong cách thiết kế này đặc trưng cho kiến trúc kiểu châu Âu, nhằm khoe ra vẻ vương giả. Tại Việt Nam – một quốc gia thuộc châu Á, nơi các công trình đậm hơi thở của kiến trúc hiện đại mọc lên như nấm thì trào lưu kiến trúc Tân cổ điển lại chiếm một vị trí hết sức đáng kinh ngạc.

Tại sao Kiến trúc Tân cổ điển ra đời?

Kiến trúc không chỉ là khoảng trời để con người thể hiện khát vọng trước cuộc đời, kiến tạo nên những công trình để lại dấu ấn trong lòng cá nhân và cộng đồng, đây cũng là nghệ thuật phản ánh nên những ngôn ngữ không lời ẩn sâu trong tiềm thức của mỗi người. Phong cách Tân cổ điển đã được ra đời để nói lên tiếng lòng của một đại bộ phận Kiến trúc sư, đại diện cho tiếng nói duy mỹ của thời đại. Phong cách Tân cổ điển (Neoclassical architecture) có tiền thân là phong cách Cổ điển (Classical architecture). Để hiểu nguyên nhân kiến trúc Tân cổ điển ra đời và thịnh hành, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về phong cách kiến trúc Cổ điển.

Một công trình nhà thờ mang phong cách Baroque với trần và cột được trang trí cực tỉ mỉ

Châu Âu là cái nôi của kiến trúc Cổ điển khi có nhiều công trình nổi tiếng mang phong cách này. Kiến trúc Cổ điển là sự giao thoa tinh hoa giữa 2 nền Kiến trúc lâu đời nhất châu Âu là “Kiến trúc La Mã” và “Kiến trúc Hy Lạp”. Hai nền kiến trúc này được xem là cội nguồn văn hóa kiến trúc phương Tây, mang đậm nét biểu trưng cho sự hùng mạnh của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã cổ đại. Nói cách khác, kiến trúc Cổ điển mang đậm hơi thở của quyền lực, sự xa hoa và dấu ấn vương quyền.

Trong phong cách kiến trúc Cổ điển bao gồm các phong cách Baroque, Rococo (thường được dùng cho cung điện của hoàng tộc châu Âu). Bổ trợ cho lối kiến trúc hoàng gia này là trào lưu Art Deco, đi sâu vào các chi tiết trang trí cực kỳ phức tạp và rườm rà với mục đích chủ yêu là phô bày sự xa hoa, quyền lực, giàu sang. Các công trình mang phong cách cổ điển luôn là điểm tham quan đắt giá tại châu Âu, đồng thời là tài nguyên sống động cho giới kiến trúc sư châu Âu.

Bên trong cung điện mang phong cách Rococo đặc trưng bởi vẻ xa hoa, tráng lệ

Tuy nhiên “món ngon ăn mãi cũng nhàm”, người dân châu Âu dần cảm thấy “mệt mỏi” và áp lực với phong cách quá nặng nề về sự phô trương hình thức này. Họ cần một vẻ đẹp nào đó ít tạo cảm giác áp lực hơn nhưng vẫn phải có được nét đẹp quý tộc kiểu cổ điển đặc trưng châu Âu, vẫn phải lấp lánh ánh sáng của thời đại hoàng kim đã qua. Vì thế, các kiến trúc sư thời ấy đã phải dốc sức nghiên cứu, đào sâu, chắt lọc để hiểu được bản chất cốt lõi và quy luật biểu đạt của kiến trúc Cổ điển để cho ra đời phong cách Tân cổ điển (Neo: trong tiếng Hy Lạp từ này mang ý nghĩa cải biên, tân thời). Vì thế, tuy đã được tinh giản so với kiến trúc Cổ điển nhưng Tân Cổ điển vẫn mang ngôn ngữ biểu đạt của sự xa hoa và bề thế.

Lý giải nguyên do kiến trúc Tân cổ điển được yêu thích ở Việt Nam

Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định rằng kiến trúc Tân cổ điển ở Việt Nam hiện nay chỉ là những chiếc vỏ hào nhoáng khi cốt lõi của phong cách này không phải ai cũng hiểu được. Điều lý thú ở đây là kiến trúc Tân cổ điển mang một vẻ đẹp khiến người khác có thể không hiểu nhưng vẫn nảy sinh khao khát theo đuổi. Bởi điều kiện tiên quyết để có được một căn nhà mang phong cách này không phải là kiến thức hay gu thẩm mỹ mà là tiền bạc, địa vị nhất định. Một điểm đặc biệt ở phong cách Tân cổ điển là phong cách này là tính địa phương hóa. Vì thế phong cách Tân cổ điển ở Việt Nam sẽ có sự khác biệt so với phong cách Tân cổ điển nguyên bản ở châu Âu.

Nội thất Tân cổ điển mang lại vẻ đẹp sang trọng nhưng vẫn thanh lịch, hiện đại

Trong thời đại kiến trúc hiện đại lên ngôi, kêu gọi phá bỏ đi các quy tắc, lề lối trang trí nặng nề, không gian được phá vỡ tường bao thay bằng kính, các rường cột được thay thế bằng những khối bê tông vuông vức, gọn ghẽ thì việc kiến trúc Tân cổ điển được ưa chuộng lại như một ẩn số nghịch lý đầy thú vị. Theo thống kê, ở các khu dân cư, chung cư cao cấp Hà Nội, bất kỳ khu nào cũng có ít nhất một công trình mang phong cách Tân cổ điển.

Lý giải cho hiện tượng này, có thể kể đến những nguyên nhân sau:

Kiến trúc Tân cổ điển được quảng bá dưới một hình ảnh hào nhoáng

Không phải người thiết kế nào cũng hiểu được giá trị thật sự trong vẻ đẹp của phong cách Tân cổ điển. Rất nhiều người chỉ nhìn thấy sự hào nhoáng bên ngoài mà không hiểu được cốt lõi bên trong. Việc quảng bá vô tội vạ đã khiến không ít người cho rằng cứ phải là Tân cổ điển thì mới ra vẻ giàu có sang trọng. Vô hình trung, điều này đã tạo nên một sự ngầm hiểu rằng, ngôn ngữ không lời nói lên sự giàu sang chính là sử dụng phong cách Tân cổ điển cho công trình của mình.

Không gian phòng khách căn hộ chung cư Tân cổ điển sang trọng và ấm cúng (Ảnh: thiết kế bởi Hoàng Gia Nội Thất)

Nếu có quý khách có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất tân cổ điển, hãy xem ngay các bài viết sau:

Sự đối lập với kiến trúc hiện đại đánh vào tâm lý hoài cổ

Khi khắp nơi đều có những công trình hiện đại với hình khối tối giản, một công trình Tân cổ điển lại mang vẻ đẹp khác biệt và nổi bật. Không ít ý kiến cho rằng kiến trúc hiện đại khiến con người cảm thấy không thoải mái khi sử dụng quá nhiều kính khiến không gian không còn sự e ấp và riêng tư. Đồng thời các khối bê tông vuông vức khiến không gian cứng nhắc, đơn điệu và nặng nề. Họ yêu thích một vẻ đẹp có chất cổ điển nhưng không quá nặng nề, vừa có vẻ đẹp hoài cổ mơ mộng nhưng vẫn phải phảng phất nét hiện đại. Kiến trúc Tân cổ điển đã thỏa mãn được cơn khát ấy.

Sự đối lập giữa phòng khách phong cách tối giản (Minimalism) và phong cách Tân cổ điển (Neoclassical)

Sử dụng nội thất sao cho đúng chất Tân cổ điển

Với đặc thù văn hóa và thường thức kiến trúc ở Việt Nam, các công trình mang phong cách Tân cổ điển không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được phần ngoại thất. Bởi đặc trưng nguyên bản của phong cách này là các chi tiết trang trí bên ngoài được làm bằng đá trắng, đá cẩm thạch. Thế nhưng khi du nhập vào Việt Nam, các chi tiết này thường được thay thế bằng chất liệu thạch cao, điều này làm giảm đi phần nào sức mạnh của sự sang trọng.

Các chi tiết trang trí và kiểu cách của lối kiến trúc này không thực sự phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc áp dụng cứng nhắc phong cách này thường đem lại không gian tù túng, thiếu ánh sáng. Vì thế để phù hợp với điều kiện khí hậu và yêu cầu kiến trúc ở Việt Nam, phong cách này thường tinh giản các chi tiết rườm rà, yếu tố nặng nề và tập trung vào phần trang trí nội thất để nổi bật được cái đẹp. Đây cũng chính là phần được mong chờ nhất ở lối kiến trúc Tân cổ này. Bởi phải ngắm kỹ các chi tiết, vật dụng nội thất mới có thể cảm hết được vẻ đẹp vừa xa hoa, trầm lắng nhưng mang nét tinh tế, hơi thở vương giả của một thời đại huy hoàng.

Nội thất Tân cổ điển với vẻ đẹp ấm cúng, sang trọng

Câu hỏi đặt ra cho những kiến trúc sư nội thất chính là sử dụng nội thất phong cách Tân cổ điển sao cho sang trọng nhưng không vướng phải cảm giác nặng nề, quá tay. Điểm đầu tiên mà người thiết kế nội thất buộc phải đáp ứng cho phong cách này chính là chất lượng nội thất. Đúng với tinh thần mang lại vẻ giàu sang, quý tộc, nội thất Tân cổ điển phải là những món đồ thực sự chất lượng cao. Không chỉ có màu sắc và kiểu dáng toát lên vẻ cổ điển mà cần phải đảm bảo chất liệu đủ tốt để toát lên “chất” sang trọng thật tự nhiên.

Điều đó cho thấy kiến trúc sư cần tìm đến những đơn vị chuyên nghiệp cung cấp nội thất Tân cổ điển. Hoàng Gia Nội Thất là một đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong hạng mục thiết kế và cung ứng, thi công nội thất Tân cổ điển. Đơn vị chúng tôi đảm nhiệm trọn gói từ tư vấn thiết kế cho đến thi công trọn gói nội thất.

Sở hữu đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp, tận tâm luôn mang đến những sản phẩm tinh tế đầy tâm huyết cho khách hàng và xưởng sản xuất chuyên nghiệp, đáp ứng sản phẩm nhanh và chất lượng, Hoàng Gia Nội Thất luôn là một lựa chọn ưu tiên cho khách hàng từ Bắc tới Nam, đặc biệt là các khách hàng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Hồ sơ của Hoàng Gia Nội Thất sở hữu rất nhiều công trình thi công thực tế khác nhau, thể hiện kinh nghiệm dày dặn của đội ngũ. Luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, đội ngũ Hoàng Gia nhanh chóng nắm bắt tâm lý của khách hàng để phục vụ tốt nhất có thể.

Quý khách có nhu cầu thiết kế nội thất Tân cổ điển liên hệ ngay với chúng tôi!

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT NỘI THẤT HOÀNG GIA

 

 

 

  • Địa chỉ: 106 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Xưởng sản xuất: Thanh Trì ​- Hà​ Nội.
  • Email: hoanggianoithat.vn@gmail.com
  • Hotline: 0965 13 68 68
  • Website: hoanggianoithat.vn

Xem thêm một số bài viết liên quan:

Rate this post
Call Now Button